Làm sao để Nhân viên làm việc hiệu quả và gắn bó với công ty

Lượt xem 434

Đại dịch đã mở ra ý thức lớn hơn rằng sức khỏe tinh thần là quan trọng, mọi người phải ưu tiên điều đó. Vì vậy để một tập thể được khoẻ mạnh thì chính cá nhân mỗi nhân viên đều có ý thức chăm sóc chính bản thân nhưng đừng quên công ty cũng là điểm tựa vững chắc cho sức khoẻ và tinh thần với nhân viên.

Nếu bạn đang là lãnh đạo cho doanh nghiệp nên chú trọng vào phát triển chiến lược chăm sóc sức khoẻ, tinh thần và môi trường làm việc để nhân viên của mình gắn bó với công ty hơn và gia tăng vượt bậc năng xuất lao động.

Chia sẻ về sức khỏe “tinh thần”

Công ty bạn nên tổ chức thường xuyên các cuộc họp mang tên “Chia sẻ gắn kết” để đánh giá xem nhóm của bạn đang cảm thấy thế nào về những thứ đang diễn ra tại cơ quan: khối lượng công việc, sự năng động của đội nhóm, khả năng lãnh đạo, v.v.

Thêm vào đó nếu có thể đi sâu hơn cụ thể về tinh thần giống như: Sự kiệt sức, sợ hãi, cô đơn, lòng biết ơn, sức khỏe & tinh thần của mọi người. Đây là buổi chia sẻ để tất cả được bày tỏ một cách thoải mái như nói chuyện với người thân quen. Từ đó bạn sẽ đưa ra cách giải quyết thông minh hơn. 

Một điều rõ ràng là sự thật luôn tàn khốc và gây nhiều nhức nhối cho bạn, thậm chí bạn sẽ mất cả một ngày năng lượng để giải quyết chúng. Hãy để những cuộc trò chuyện đó trở nên nền tảng cảm xúc của cơ quan bạn. Đôi khi chỉ cần thể hiện rằng mọi người đang đồng hành cùng nhau, vượt qua khó khăn này đã là một động lực cực lớn đối với nhân viên của bạn. 

Bắt đầu nó bằng cách đặt thời gian trong lịch nhóm của bạn, có thể chỉ 45 phút hàng tuần. Nhớ rằng đây không phải là một cuộc họp đề xuất tăng KPI nhưng đây là buổi thảo luận, chia sẻ về con người.

Truyền động lực cho nhân viên

Giúp nhân viên cảm thấy họ đang làm việc có ý nghĩa

Khi làm một việc có ý nghĩa bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và hào hứng hơn đối với nó. Vì thế nếu nhân viên cảm thấy công việc mình đang làm có ý nghĩa, được công nhân họ sẽ có khuynh hướng làm việc hăng say hơn.

Chính sách khen thưởng cho nhân viên

Chính sách đãi ngộ là điều mà mọi nhân viên đều quan tâm. Nhà quản lý phải có mức lương hợp lý, phù hợp với vị trí và công việc của nhân viên. Có như vậy, nhân viên mới toàn tâm tập trung vào công việc. Những mức đãi ngộ, lương, thưởng phải công bằng cho nhân viên từ thấp đến cao. 

Cân bằng cuộc sống, công việc cho nhân viên

Cân bằng cuộc sống cho nhân viên là điều cần thiết giúp các nhà quản lý tăng hiệu quả tạo động lực cho nhân viên. Khuyến khích nhân viên phản hồi, đưa ra ý kiến về công việc và chính sách làm việc. Chính những sự thay đổi nhỏ này khiến giúp nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, được lắng nghe, có tiếng nói trong công ty góp phần tăng hiệu quả và năng suất công việc.

Thể hiện sự tin tưởng, trao quyền cho đúng người

Nếu nhà quản lý không tin tưởng và trao quyền cho nhân viên, họ sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng, tin tưởng. Họ sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, tự ti và không hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó nhân viên không tin tưởng nhà quản lý thì họ cũng sẽ không thực sự tận tâm và hoàn thành tốt công việc. Nếu là nhà quản lý, bạn phải cho nhân viên thấy bạn đặt niềm tin vào họ và thể hiện bạn xứng đáng nắm giữ vị trí lãnh đạo.

Tạo môi trường làm việc năng động

Áp lực từ môi trường làm việc khiến nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Một trong những cách giúp nhân viên thư giãn và khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên là bằng cách tổ chức các chương trình giả trí trong giờ giải lao. Thiết kế, trang trí văn phòng làm việc tạo không gian thoải mái khi làm việc. Bằng những cách này bạn có thể giúp cho nhân viên luôn hứng khởi, năng động trong công việc.

Mời các chuyên gia tâm lý

Một câu chuyện thú vị – từ một vị giám đốc đã mời một giáo viên tuyệt vời hàng tuần để chia sẻ những câu chuyện về sự phát triển cá nhân, hay gọi cách khác là “Bác sĩ tâm trí” Peter Crone LA; nhà trị liệu mối quan hệ khích Esther Perel oy NY; Bác sĩ có chăm sóc sức khoẻ có trụ sở tại London. 

Người này nói “Sức khoẻ tinh thần từng là thứ mà tôi trao tặng cho một người mà tôi yêu thương, hoàn toàn phụ thuộc bởi người đó, sau đó người đó rời bỏ tôi đi đến một nơi khác. Tôi đã bị căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tinh thần và đánh mất chính mình vào năm tôi 23 tuổi. Và các bạn yên tâm tôi đã khỏi chứng bệnh đó, và được công nhận về chiếc bằng này. Vì vậy mà tôi đứng đây cùng các bạn, để các bạn thấy rằng có rất nhiều điều kỳ diệu.”

Một câu chuyện cảm động của một chuyên gia tâm lý không chỉ giúp bạn và đồng đội của bạn sẽ tìm lại động lực từ chính mình. Đây cũng chính là một phần ưu tiên về chính sách của nhân viên. Thể hiện sự chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy sự thay đổi đột phá từ họ.

Sức khoẻ tinh thần của nhân viên từng là điều nhức nhối nhất, nhưng sau khi bạn đọc xong các tips trên, sẽ không còn cảm thấy khó khăn nữa. Tất cả công việc sẽ trôi qua một cách nhanh chóng.

Theo HR Insider