Học sao cho hiệu quả? Tháp học tập (Learning Pyramid) là gì?

Lượt xem 72

Mô hình tháp học tập (Learning Pyramid) là mô hình có từ năm 1940, được sáng lập bởi Edgar Dale – đây là Một nhà giáo dục người Mỹ. Mô hình này là phương pháp học tập khoa học và mang lại vô số lợi ích cho người học. Vậy mô hình này có cầu tạo như thế nào? làm sao để có thể ứng dụng mô hình tháp học tập một cách hiệu quả nhất? Cùng Tìm Việc tốt tìm hiểu chi tiết về tháp học tập qua bài viết này nhé. 

1. Tháp học tập là gì?

Tháp học tập là một cấu trúc hình học được tổ chức thành từng tầng, mô phỏng các phương pháp học và mức độ ghi nhớ chi tiết cho 7 phương thức học cụ thể, như nghe, nhìn, đọc, quan sát, thảo luận, vv. Mô hình này hỗ trợ người học trong việc chọn lựa phương pháp học phù hợp nhằm hiểu và ghi nhớ kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Dựa trên nhiều nghiên cứu thực tế, Edgar Dale đã nhận thấy rằng não bộ của con người không thể lưu giữ toàn bộ thông tin mà chỉ có khả năng tiếp nhận trong khoảng thời gian ngắn. Các phương pháp học truyền thống như nghe, đọc, hoặc chỉ nhìn mà không có sự tương tác đều không đem lại kết quả cao và thường dễ bị quên sau một thời gian. Ngược lại, các phương pháp học tích hợp sự tương tác và thực hành sẽ giúp người học hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn.

Đây cũng là điều mà nhà ngoại giao Benjamin Franklin đã từng chia sẻ: "Nói với tôi và tôi sẽ quên. Dạy tôi và tôi sẽ nhớ. "Cho tôi làm và tôi sẽ học." Trong mô hình tháp học tập của Edgar Dale, được mô tả chi tiết, bao gồm 7 phương pháp, ông chỉ ra rằng việc thực hành và áp dụng ngay sau khi học có thể giúp bạn ghi nhớ đến 75%. Nếu bạn có khả năng giảng dạy lại kiến thức cho người khác, tỉ lệ ghi nhớ có thể lên đến 90%. Phương pháp học chỉ bằng cách nghe chiếm tỷ lệ phần trăm thấp nhất, chỉ là 5%.

2. Cấu trúc mô hình kim tự tháp học tập 

Mô hình tháp học tập có cấu trúc được lấy cảm hứng từ kim tự tháp với các tầng được xếp chồng lên nhau, mô hình tháp học tập nói về 7 phương pháp có thể học với mức tỷ lệ ghi nhớ môn học tương ứng. 

Tháp học tập của Edgar Dale có các tầng như sau: 

  • Lecture (Bài giảng – Tỷ lệ ghi nhớ 5%): tại tầng lecture, người học tập sẽ chỉ nghe thông tin từ một phía người dạy học mà không có bất cứ sự tương tác hoặc tham gia thảo luận. Mặc dù tỷ lệ phần trăm ghi nhớ thấp, bài giảng vẫn đóng vai trò quan trọng, giúp người học nắm vững phần kiến thức cơ bản, là nền tảng cho quá trình học hỏi và nghiên cứu thêm về những thông tin phức tạp hơn. Các giảng viên và giáo viên cần điều chỉnh cách truyền đạt, khuyến khích người học tham gia thảo luận và tương tác để đạt hiệu quả tốt hơn.

  • Reading (Đọc – Tỷ lệ ghi nhớ 10%): Ở tầng thứ 2 này, người học tiếp nhận kiến thức qua việc đọc, bao gồm việc đọc sách, báo, nghiên cứu tài liệu... Nếu chỉ đọc một cách thụ động, người học rất khó ghi nhớ được những kiến thức cần thiết. Để tăng cường hiệu quả ghi nhớ của phương pháp này, bạn cần tận dụng nhiều nguồn tài liệu đa dạng. Đặc biệt, việc tạo ra các ghi chú tóm tắt về những điểm quan trọng trong quá trình đọc là rất quan trọng.

  • Audio Visual (Phương pháp trực quan âm thanh hình ảnh – Tỷ lệ ghi nhớ 20%): Sử dụng âm thanh và hình ảnh để truyền tải thông tin và tương tác. Kết hợp hai yếu tố này tạo ra trải nghiệm trực quan, giúp tăng cường hiểu biết và ghi nhớ. Trong giáo dục, phương pháp này thường được sử dụng để trình bày kiến thức một cách sinh động và dễ hiểu. Bằng cách sử dụng các công cụ như bảng, đồ họa, video, hình ảnh và âm thanh, giảng viên hoặc người trình bày có thể truyền đạt các khái niệm một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn.

  • Demonstration (Thuyết trình – Tỷ lệ ghi nhớ 30%): ở tầng demonstration, người dùng phương pháp này thường được áp dụng cho ngành giáo dục và đào tạo, truyền thông. Người thuyết trình sử dụng các công cụ như bảng, máy chiếu, hình ảnh, video hoặc mô hình để minh họa và giải thích các quá trình hoặc khái niệm cụ thể.

  • Group Discussion (Thảo luận nhóm – Tỷ lệ ghi nhớ 50%): Trong quá trình thảo luận, các ý kiến và tranh luận mang lại nhiều góc nhìn khác nhau, giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Mọi thành viên có cơ hội chia sẻ ý kiến, trình bày quan điểm của mình với nhóm. Mục tiêu chính là khuyến khích sự phân tích, tương tác và suy nghĩ sáng tạo.

  • Practiced By Doing (Thực hành – Tỷ lệ ghi nhớ 75%): Phương pháp này tập trung vào việc thực hành và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế thay vì chỉ đơn thuần thu thập thông tin qua nghe giảng, đọc sách hoặc xem video. Điều này giúp người học ghi nhớ lâu, hiểu sâu và áp dụng bài học một cách tốt nhất.

  • Teaching Others (Dạy/hướng dẫn cho người khác – Tỷ lệ ghi nhớ 90%): Đây là tầng tháp cuối cùng và cũng là tầng có tỷ lệ ghi nhớ kiến thức cao nhất, lên đến 90%. Thông qua việc dạy/hướng dẫn cho người khác và lặp lại kiến thức nhiều lần, người học có thể nâng cao khả năng ghi nhớ và hiểu biết sâu hơn về chủ đề.

3. Lợi ích của mô hình tháp học tập (Learning Pyramid)

Nếu được áp dụng đúng cách, tháp học tập có thể mang lại nhiều lợi ích đối với cá nhân và tổ chức. Dưới đây là một số tác động quan trọng của mô hình tháp học tập:

  • Nâng cao khả năng hiểu sâu và ghi nhớ lâu dài: Tháp học tập khuyến khích sự linh hoạt trong việc kết hợp nhiều phương pháp học hiệu quả, đặc biệt là việc thực hành mô hình và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế. Điều này giúp thúc đẩy khả năng ghi nhớ lâu dài.

  • Phát triển nhiều kỹ năng quan trọng: Mỗi phương pháp học đều đòi hỏi các kỹ năng riêng, như kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, lập luận, thuyết phục... Thông qua việc tham gia vào các hoạt động thực hành và việc dạy học, người học có cơ hội rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau để phát triển bản thân.

  • Để học tập hiệu quả và nâng cao hiệu suất công việc, tháp học tập của Edgar Dale khuyến khích việc "học đi đôi với hành động". Điều này khuyến khích sự tự tìm hiểu và tham gia tích cực vào quá trình học. Môi trường học tập tích cực cũng khuyến khích người học phát triển tư duy phản biện. Đặc biệt, có nhiều phương pháp học tập để lựa chọn phù hợp với sở thích và thói quen cá nhân, bao gồm: nghe, đọc, thảo luận nhóm, học trực tuyến và thực hành thực tế. Điều này giúp nâng cao chất lượng học tập, tăng cường nghiên cứu chính xác và đạt được kết quả tốt trong công việc.

4. Cách ứng dụng tháp học tập trong các lĩnh vực

Tháp học tập đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động tổ chức, nghiên cứu, phát triển cá nhân,...

Trong giáo dục 

Tháp học tập được áp dụng rộng rãi trong nhiều phương diện của giáo dục, từ môi trường học truyền thống đến học trực tuyến. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:

  • Chương trình giảng dạy đa tầng: Tháp học tập có thể được sử dụng để xây dựng chương trình giảng dạy đa tầng, trong đó kiến thức và kỹ năng được chia thành các tầng khác nhau. Điều này giúp xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho học sinh và đảm bảo rằng họ hiểu và áp dụng được các kiến thức cơ bản trước khi tiến tới các khái niệm phức tạp hơn.

  • Học tập một mình (cá nhân): Tháp học tập cung cấp một cấu trúc linh hoạt cho việc học tập cá nhân hóa. Học sinh có thể theo dõi tiến trình và điều chỉnh học tập theo nhu cầu và khả năng của mình.

  • Học tập đội nhóm: Tháp học tập khuyến khích việc xây dựng liên kết giữa các khái niệm và thực hành. Thay vì chỉ học các khái niệm đơn thuần, học sinh được khuyến khích áp dụng chúng trong bối cảnh thực tế.

  • Đánh giá tiến độ: Tháp học tập cung cấp một phương pháp đánh giá tiến độ linh hoạt, không chỉ dựa vào kiểm tra cuối kỳ mà còn qua nhiều phương thức khác nhau như bài tập, dự án, thảo luận nhóm, hoặc quá trình làm việc.

Trong hoạt động đội nhóm

Áp dụng mô hình tháp học tập vào việc xây dựng đội nhóm có thể khuyến khích sự phát triển cá nhân và tinh thần hợp tác của mỗi thành viên, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và nâng cao hiệu suất làm việc. Mỗi cá nhân sẽ có một sở trường riêng, và việc phân công nhiệm vụ dựa trên mô hình tháp học tập giúp họ phát triển tối đa tiềm năng cá nhân của mình.

Mô hình tháp học tập thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành viên trong đội nhóm để hoàn thành các mục tiêu học tập nhanh hơn hoặc đạt được cấp độ cao hơn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cần được khuyến khích một cách tích cực. Ngoài ra, mô hình này cũng tạo ra sự đoàn kết và gắn bó, khi mọi thành viên cùng hỗ trợ và động viên lẫn nhau, tạo động lực để đạt được kết quả học tập tốt hơn hoặc nâng cao năng suất làm việc.

Trong hoạt động Marketing 

Áp dụng mô hình tháp học tập vào lĩnh vực Marketing mang lại nhiều cơ hội để phát triển các chiến lược và chiến dịch Marketing hiệu quả. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn về nhu cầu của khách hàng, tối ưu hóa các hoạt động Marketing và đạt được kết quả kinh doanh mong muốn.

Tạo sự chú ý của khách hàng thông qua trải nghiệm trực quan: Sử dụng các phương tiện như video, hình ảnh, TVC... để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ một cách hấp dẫn và cuốn hút.

Thuyết phục khách hàng thông qua trải nghiệm thực hành: Tạo cơ hội cho khách hàng thử nghiệm và trải nghiệm sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí, từ đó tạo niềm tin và thuyết phục họ.

 

Hỗ trợ khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm: Cung cấp tài liệu, video, bài giảng, bài thuyết trình, tờ rơi... để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các lợi ích, tính năng và giá trị mà sản phẩm mang lại.