Marketing là gì? Khám phá về ngành marketing

Lượt xem 781

Bạn đang muốn tìm hiểu marketing là gì? Vai trò của marketing trong đời sống hiện nay ra sao? Qua bài viết này chúng tôi sẽ chỉ ra cho biết được về ngành marketing hiện nay và xu hướng phát triển.

I. Tìm hiểu về ngành Marketing là gì ?

1. Marketing là gì?

Marketing tạm được hiểu là quá trình sáng tạo, truyền đạt, kết nối và trao đổi giá trị mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, các khách hàng, đối tác và xã hội nói chung. Nói chung là người bán mang lại lợi ích cho người mua và nếu lợi ích này được người mua đón nhận thì người mua sẽ mang lại lợi nhuận cho người bán.

Marketing là gì? Vai trò và chức năng của marketing - Web solutionsTìm hiểu về marketing là gì? 

2. Marketing hiện nay có 2 hình thức

Hiện nay có 2 hình thức đó là : marketing truyền thống, Marketing hiện đại. Ở thời điểm hiện tại, Marketing hiện đại đã trở nên quá phổ biến, nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của Marketing truyền thống. Điểm chung của hai loại hình này đều hướng tới sản phẩm mà doanh nghiệp, thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng cũng như hướng tới lợi ích, nhu cầu của khách hàng.

- Marketing truyền thống:
Với loại hình này, đúng như tên gọi của nó” truyền thống” nên hầu hết các phương tiện để truyền tải thông tin về sản phẩm chỉ dừng lại ở việc như: phát tờ rơi, đưa bản tin, quảng cáo trên truyền hình, trên báo, phát tờ rơi…
Đặc biệt kiểu truyền thống này là sản xuất sản phẩm sau đó tiếp cận khách hàng. Có nghĩa là tập trung vào sản phẩm và người bán là chủ yếu.

- Marketing hiện đại:
Trái ngược với marketing truyền thống, marketing hiện đại lại tập trung chủ yếu vào người mua hàng, hướng tới khách hàng là chính. Có hẳn quy trình được gọi là tìm Insight ( phân tích người tiêu dùng ) sau đó mới sản xuất sản phẩm
Điều kiện xã hội phát triển, kỷ nguyên 4.0 mọi loại hình marketing đều diễn ra trên trực tuyến: quảng cáo trên Internet, quảng cáo qua mạng xã hội, quảng cáo tìm kiếm, Email marketing và marketing tin đồn.

II. Các công việc Marketing làm mỗi ngày:

Công việc marketing làm mỗi ngày

10 công việc marketer làm mỗi ngày là gì?

1. Đề ra mục tiêu cụ thể

Muốn bán được nhiều sản phẩm, hay nói chính xác muốn được công chúng đón nhận, một người làm Marketing từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư bắt buộc phải đề ra cho mình một mục tiêu.

2. Học hỏi từ đối thử trong ngành

Một trong những bí kíp của ngành marketing đó chính là học hỏi từ những doanh nghiệp, thương hiệu cùng mảng hay nói chính xác hơn là đối thủ trong ngành.
Đây không phải chiêu trò gì, biết mình biết ta trăm trận trăm thắng.

3. Xác định đúng đối tượng khách hàng 

Là một marketer, việc xác định rõ ràng đối tượng cần hướng đến là ai thật sự quan trọng.
Phân tích rõ đối tượng khách hàng có thể giúp bạn làm sản phẩm và tiếp cận khách hàng dễ hơn.

4. Viết content

Để hiểu về content bạn cần phải biết cách viết blog, ebooks, pdf, memes, infographics, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Có hàng ngàn loại content có thể áp dụng và vì vậy mà marketer không khỏi bối rối.
Viết content là làm nội dung, thông qua đó bạn sẽ truyền đạt những thông tin mà người tiêu dùng cần phải biết về sản phẩm.

Marketer chuyên nghiệp có khả năng tạo ra những bài content mang tính viral rộng rãi đến khách hàng. Thông qua content marketing, người dùng tiềm năng hiểu rõ ngành nghề của bạn quan trọng như thế nào, đồng thời dễ dàng tạo lòng tin nơi khách hàng.

5. Giáo dục và duy trì quan hệ với khách hàng

Một công việc vô cùng quan trọng  trong sản xuất sản phẩm là việc duy trì khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Marketer nên xây dựng hình ảnh của thương hiệu mình, để ngay từ khi tìm kiếm, người tiêu dùng đã có ấn tượng tốt. 
Công cụ để giữ liên lạc với khách hàng nhiều nhất hiện nay đó là email cá nhân.
Mạng xã hội cũng là 1 hình thức giáo dục hữu ích. Marketers có thể tìm ra đối tượng khách hàng trên các trang mạng xã hội, đồng thời tiến hành tương tác trực tiếp với họ.

6. Lắng nghe ý kiến cộng đồng

Lắng nghe ý kiến về thương hiệu và ngành nghề bạn đang hoạt động thật sự rất quan trọng. Ngược lại, bạn sẽ vô tình đánh mất đi nhiều cơ hội quý giá.

7. Phân khúc khách hàng hiệu quả

Trong các chiến dịch marketing, phương pháp tiếp cận khách hàng mục tiêu tốt hơn nhiều so phương pháp gửi email đồng loạt vì mọi người trong dữ liệu liên lạc có vị trí khác nhau.

Tùy thuộc vào hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, bạn sẽ có những phân đoạn nhất định.

Hẳn là bạn phải phân ra điều gì ảnh hưởng đến các mối liên hệ của mình. Để tìm ra được, bạn chỉ cần yêu cầu họ chỉ ra những vấn đề họ gặp phải từ danh sách bạn đã liệt kê ra trước đó.

8. Thử nghiệm

Thử nghiệm là các hoạt động thú vị nhất trong quá trình marketing. Lần lượt thử nghiệm các phân đoạn trong chiến dịch marketing giúp bạn nhận biết tất cả mọi mặt trong sản phẩm và chiến dịch của mình.

Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh, marketer sẽ biết được so với những khách hàng thân thiết thì người dùng mới truy cập vào website mình lần đầu tìm kiếm những gì. 

9. Đo lường và phân tích

Vai trò của nhân viên marketing là phải thường xuyên theo dõi số lượng thay đổi từng ngày và đo lường chúng một cách chuẩn xác.

Ngoài ra, còn phải xem xét cẩn thận kết quả của các chiến lược marketing, cụ thể là số lượng trang đã trình chiếu, emails đã được thông qua, CTA/links được truy cập, bài content được tải xuống và cả các tương tác, sự kiện diễn ra trên mạng xã hội.

10. Sáng tạo

Yêu cầu hàng đầu với marketers là sáng tạo nhưng nên lưu ý tốt nhất không dùng sáng tạo trong cạnh tranh mà dùng nó để khám phá nhiều điều mới mẻ rồi thực hành chúng cách thiết thực.

Sáng tạo hay nói cách khách là dùng nét riêng của mình, vì thế hãy tự do thoải mái trong thế giới của mình

III. Các loại hình Marketing phổ biến nhất hiện nay

Hiểu về marketing, biết những bộ phận hay công việc của một người làm marketing, nhưng chưa chắc đã biết 6 loại hình của marketing, nó bao gồm:

1. SEO

SEO còn gọi là Search Engine Optimization đây là quá trình tối ưu hóa nội dung trên website để bài viết xuất hiện trên kết quả của công cụ tìm kiếm.

Hầu hết các marketer ngày nay đều sử dụng SEO để thu hút những khách hàng quan tâm đến một ngành nghề cụ thể thông qua việc nghiên cứu thông tin trên Google.

2. Blog marketing

Hiện nay blog không còn dành riêng cho các cá nhân. Nhiều doanh nghiệp đăng tải những bài viết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại của mình. Ở đây họ chia sẻ những thông tin mà khách hàng quan tâm hay những trải nghiệm người dùng về sản phẩm của mình. 

3. Social media marketing

Những trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn ngày nay đều được sử dụng một cách phổ biến. Marketer chọn những kênh này để media truyền tải thông điệp, việc này giúp tạo ấn tượng và tăng khả năng viral cho thương hiệu và sản phẩm đến khách hàng của mình.

4. Print marketing

Đây là cách là một loại hình marketing phổ biến, nó  được lồng ghép trong cuộc sống hàng ngày, trong các trang báo in, báo điện tử.. Marketer sẽ thuê lại những phần nhỏ của tờ báo, tạp chí để chạy quảng cáo sản phẩm.

5. Search engine marketing (SEM)

Loại hình marketing này hơi khác so với SEO. Bạn thường trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để đặt liên kết trên các website mà các công cụ tìm kiếm index. Với mục đích là để tăng sự hiện diện của doanh nghiệp bạn đến khách hàng. Loại hình này được gọi là pay-per-click (PPC).

6. Video marketing

Cải tiến hơn so với các loại hình marketing trước đây, loại hình Video marketing này đang vô cùng phổ biến, Thông qua các clip có độ dài từ 3-5-7 phút, người làm nội dung sẽ sáng tạo để vừa truyền tải nội dung thông điệp vừa phải làm nổi bật sản phẩm để mọi người hành động mua hàng.