5 Lỗi Phổ Biến Khi Tìm Việc Mà Bạn Cần Tránh Để Không Mất Cơ Hội

Lượt xem 120

Hành trình tìm việc làm nhanh chóng thường gặp nhiều thách thức và không phải ai cũng đạt được mục tiêu như mong đợi. Một số người may mắn tìm được công việc mới mình mong muốn chỉ sau thời gian ngắn, trong khi nhiều người khác phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp kéo dài mà không rõ lý do. Thực tế, có một số lỗi phổ biến mà ứng viên thường mắc phải nhưng không nhận ra, dẫn đến việc khó khăn trong việc tìm được việc làm. Dưới đây là 5 lỗi đó:

1. Không cập nhật CV xin việc

Nhiều ứng viên trong quá trình tìm việc không có thói quen cập nhật CV xin việc của mình, thường để CV "bỏ quên" trong thời gian dài không chỉnh sửa, có khi đến vài năm. Tệ hơn, khi tìm việc mới, họ vẫn dùng nguyên CV cũ để nộp đơn. Do đó, mặc dù bạn có "rải hồ sơ" đi khắp nơi ,mà vẫn không thể nào gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng.

Cũng có những trường hợp đã cập nhật nội dung CV, nhưng lại dùng một CV để ứng tuyển cho nhiều vị trí khác nhau. Trong khi đó, mỗi công ty, dù tuyển cùng một vị trí, đều có những yêu cầu và tiêu chí riêng.

Vì vậy, cách để bạn gây ấn tượng đối với nhà tuyển dụng trước tiên là cần có một CV mới và trau chuốt, chuẩn chỉnh nhất có thể. Quan trọng hơn, bạn cần dành thời gian tìm hiểu về công ty và vị trí ứng tuyển, từ đó sửa lại CV sao cho phù hợp với tiêu chí và những mong muốn của nhà tuyển dụng đối với vị trí đó.

2. Rải CV tràn lan nhưng không lưu thông tin

Không có quy định nào về số lượng CV mà ứng viên có thể nộp khi tìm việc làm nhanh. Tuy nhiên, việc bạn rải CV của mình một cách không có chọn lọc hay thậm chí nhiều lúc bạn còn không nhớ nổi thông tin công ty mà bạn ứng tuyển, điều này là một sai lầm lớn. Nó sẽ dẫn đến những tình huống bạn nộp CV cho một công ty tới lần thứ 2 hoặc là nhiều hơn. Hơn nữa, khi nhà tuyển dụng liên hệ để xác nhận thông tin hoặc thông báo lịch phỏng vấn, bạn lại ngơ ngác không biết họ là ai và thậm chí không nhớ đã nộp đơn ứng tuyển.

Nhiều bạn coi việc này là một “sự cố” tuy nhiên đối với nhà tuyển dụng thì những ứng viên như thế này họ sẽ không đánh giá cao và dễ dàng bị loại. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ khi nộp CV ứng tuyển. Bạn có thể tăng cơ hội việc làm bằng cách nộp CV cho 5-7 doanh nghiệp, nhưng phải đảm bảo rằng đó là những vị trí bạn đã đọc kỹ thông tin và vị trí này thực sự phù hợp với mong muốn cũng như khả năng của bạn có thể đảm nhiệm. Ngoài ra, với mỗi doanh nghiệp khi bạn đi xin việc thì bạn cần lưu lại những thông tin giới thiệu cơ bản về doanh nghiệp đó để có sự chủ động trong quá trình tiếp nhận phản hồi từ nhà tuyển dụng.

3. Không tận dụng các mối quan hệ

Nhiều người cảm thấy xấu hổ và e ngại nên không muốn bạn bè, người thân, hay đồng nghiệp cũ biết về tình trạng thất nghiệp hay việc họ đang tìm kiếm công việc mới. Vì thế, họ thường giữ kín quá trình tìm việc của mình.

Tuy nhiên, những mối quan hệ này lại có thể là một kênh hiệu quả để giúp bạn tìm việc nhanh chóng. Khi chia sẻ, không chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, mà còn có thể nhận được sự hỗ trợ từ họ. Họ có thể biết những thông tin tuyển dụng về vị trí mà bạn cần từ đâu đó, hay thậm chí từ chính những doanh nghiệp của họ, qua đó có thể giới thiệu cho bạn biết. Điều này có thể giúp bạn rút ngắn thời gian tìm việc qua các trang mạng, thậm chí còn tạo thêm chút lợi thế cho bạn khi đi phỏng vấn nhờ có mối quan hệ. Vì vậy, bạn nên tận dụng các mối quan hệ như một kênh để rút ngắn quá trình tìm việc.

4. Làm phiền nhà tuyển dụng

Thường sau khi kết thúc buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng, bạn sẽ được gửi email cảm ơn và chờ đợi kết quả từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, không ít người vì nắm bắt được thông tin liên lạc của các công ty nên thường xuyên gửi email, gọi điện hay nhắn tin để hỏi về tình trạng công việc. Dù cho có ý muốn thể hiện sự quan tâm của mình, hành động này lại vô tình trở thành sự phiền toái đối với bên tuyển dụng. 

Ngay cả khi bạn có mối quan hệ tốt với họ, việc trên vẫn có thể khiến bạn nhận được cái nhìn không chuyên nghiệp từ phía họ. Bạn nên tuân thủ các bước và quy trình mà nhà tuyển dụng đã thông báo trước đó, giữ sự liên hệ nhưng ở mức độ chừng mực để tránh gây phiền toái và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

5. Quá tự tin hoặc hoài nghi về bản thân

Sự tự tin là chìa khóa để tạo ấn tượng tốt với bên tuyển dụng. Tuy nhiên, biểu hiện quá mức tự tin, như phô trương thành tích hay khả năng một cách quá đà, có thể đặt bạn vào vị trí không mong muốn trong mắt nhà tuyển dụng. Điều này dễ khiến bạn bị liệt vào danh sách không ưu tiên của họ. 

Mặt khác, có những người sau một số lần không thành công trong các cuộc phỏng vấn lại bắt đầu nghi ngờ về khả năng của mình. Khi đứng trước nhà tuyển dụng, họ lúng túng và rụt rè. Thậm chí, có ứng viên thể hiện sự thất vọng về bản thân đến mức chấp nhận bất kỳ đề nghị nào của nhà tuyển dụng. Điều này vô hình chung sẽ khiến cho bạn mất đi giá trị và tiếp tục thất bại trong cuộc sống. 

Lời khuyên cho bạn là không nên ỷ vào thành tích quá khứ hay nói dối, nhưng cũng đừng quá tự ti. Thay vào đó, hãy hiểu rõ giá trị bản thân, làm nổi bật những điểm phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển và giữ tinh thần kiên trì, cầu tiến trong quá trình tìm việc.

 

Trên đây là 5 lỗi dễ mắc phải khi tìm việc làm nhanh mà nhiều ứng viên không nhận ra, dẫn đến tình trạng thất nghiệp kéo dài. Hy vọng những chia sẻ này giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nhanh chóng tìm được công việc như mong muốn.